Trong thế giới tiền mã hóa sôi động, USDT (Tether) nổi lên như một ngôi sao sáng, được đông đảo nhà đầu tư ưa chuộng. Vậy USDT là gì? Nó đóng vai trò then chốt nào trong bức tranh tài chính hiện đại? Hãy cùng Futures Bitcoin khám phá câu trả lời qua bài viết này nhé.
USDT là gì?
USDT hay còn được biết đến với tên gọi Tether USD, là một stablecoin do Tether Limited phát hành. Điểm đặc biệt của nó là được neo giá với đồng đô la Mỹ theo tỷ lệ 1:1, đồng nghĩa 1 USDT luôn tương đương 1 USD.
Với vốn hóa thị trường khổng lồ vượt 100 tỷ USD, Tether USD hiện đang là stablecoin thống trị thị trường, được ứng dụng rộng rãi trong giao dịch tiền mã hóa, thanh toán và chuyển tiền. Hơn nữa USDT được phát hành dưới dạng mã thông báo ERC-20 trên nền tảng Ethereum, cho phép nó tương thích với nhiều blockchain khác nhau, mở rộng khả năng sử dụng của nó.
Lịch sử phát triển của USDT là gì?
USDT (Tether) được ghi nhận là một trong những stablecoin tiên phong trên thị trường tiền điện tử. Ra mắt vào tháng 7/2014 dưới cái tên Realcoin, stablecoin này được thiết kế để duy trì tỷ giá 1:1 với USD và phát triển dựa trên Mastercoin (Omni), một giao thức trên blockchain Bitcoin.
Tháng 10/2014, Reeve Collins – CEO của Tether, công bố đổi tên Realcoin thành Tether (USDT) và cam kết stablecoin này sẽ được hỗ trợ 100% bằng USD, có thể mua lại bất cứ lúc nào mà không gặp rủi ro trao đổi.
Tháng 1/2015, sàn giao dịch Bitfinex cho phép giao dịch Tether, với tổng cung lúc đó là 450.000 USDT. Cuối năm 2016, cùng với sự phát triển của Ethereum, Tether Limited hợp tác với Ethfinex để phát hành USDT trên blockchain này dưới dạng token ERC-20.
Trong những năm sau, Tether tiếp tục được phát hành trên nhiều blockchain khác như TRON (USDT-TRC20), EOS, Liquid, Bitcoin Cash (SLP) và Solana,…
Tháng 3/2019, Tether cập nhật tuyên bố trước đó, cho biết các stablecoin của họ không còn được hỗ trợ 100% bằng USD. Thay vào đó, Tether sẽ được hỗ trợ 100% bởi quỹ dự trữ, bao gồm tiền tệ truyền thống, tài sản tương đương tiền mặt, và đôi khi là tài sản và khoản phải thu từ các khoản vay mà Tether thực hiện cho bên thứ ba, bao gồm các đơn vị liên kết.
Đến tháng 4/2024, Tether vẫn là stablecoin lớn nhất thị trường, chiếm hơn 67% thị phần stablecoin và là đồng tiền có vốn hóa lớn thứ 3, chỉ sau Bitcoin và Ethereum, với hơn 100 tỷ USDT đã được phát hành trên hơn 30 blockchain khác nhau, bao gồm Ethereum, Binance Smart Chain, Polygon, Solana, Gnosis, Arbitrum, Optimism,…
Cơ chế hoạt động của USDT là gì?
Phát hành Token
Tether Limited là đơn vị chịu trách nhiệm phát hành Token Tether. Bạn có thể theo dõi quá trình này trên Omni Explorer.
Chu kỳ lưu hành
USDT hoạt động theo các bước sau:
- Người dùng gửi tiền Fiat (tiền mặt) vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited.
- Tether Limited tạo ra các mã thông báo Tether tương ứng với tỷ lệ 1 USD = 1 USDT hoặc 1 EUR = 1 EURT và cấp cho người dùng. Token được đưa vào lưu thông.
- Người dùng sử dụng Tether để thực hiện các giao dịch như chuyển khoản, trao đổi, v.v.
- Người dùng gửi Tether về Tether Limited để đổi lấy Fiat (tiền mặt).
- Tether Limited hủy các mã thông báo đã nhận và chuyển số tiền Fiat tương ứng cho người dùng.
Dù còn nhiều tranh luận xung quanh, không thể phủ nhận rằng USDT vẫn giữ vững vị thế là stablecoin phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tài chính phi tập trung.
Mục đích của USDT là gì?
USDT là một stablecoin được tạo ra nhằm cung cấp một giải pháp tiền tệ ổn định cho thị trường Crypto đầy biến động. Mục tiêu hàng đầu của USDT là giảm thiểu sự dao động giá mạnh thường thấy ở các đồng tiền ảo khác như Bitcoin, Ethereum hay Solana.
Không chỉ dừng lại ở vai trò một loại tiền tệ ổn định, USDT còn được sử dụng rộng rãi để giao dịch các loại tiền điện tử khác. Người dùng có thể mua USDT trước, sau đó dùng USDT để mua Bitcoin chẳng hạn. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi nắm giữ các loại tiền điện tử biến động, bởi họ có thể dễ dàng chuyển đổi USDT thành tiền mặt khi cần.
Bên cạnh đó, USDT còn được ưa chuộng trong việc gửi và nhận tiền trên toàn cầu. Sử dụng USDT thay cho tiền tệ truyền thống có thể giảm chi phí giao dịch, rút ngắn thời gian chuyển tiền, đồng thời mang lại sự tiện lợi và linh hoạt cho người dùng.